Đặc điểm sinh học Cá bạc má

Cá bạc má có thân hình thuôn dài, hơi dẹt bên. Ở Việt Nam, cá bạc má đánh bắt được có chiều dài dao động từ 72 đến 280 mm, trung bình 209 mm. Chiều dài đánh bắt ở các vùng biển khác nhau cũng khác nhau, ở vùng biển Vũng Tàu là 72 đến 295 mm, ở Côn Đảo là từ 62 đến 260 mm. Còn ở vùng biển Phan Thiết từ 135 đến 295 mm. Phương trình tương quan chiều dài - khối lượng cá bạc má có dạng: W=0,084.L2,23. Cá bạc má có vây đuôi mảnh, có 2 đến 3 gờ da nổi mỗi bên. Hai vây lưng rời nhau. Sau vây lưng thứ hai và vây hậu môn có các vây phụ. Vây ngực chúng nằm cao, cá bơi nhanh và khoẻ, thích hợp với lối sống di cư xa.

Các bạc má sống từng đàn rất đông vì chủng loại này đi từng bầy không rải rác như các loại cá biển khác. Ban đêm chúng di chuyển trông như một vầng kim quang dưới biển (ngời cá). Cá bạc má có hiện tượng di cư thảng đứng ngày đêm thể hiện khá rõ. Sản lượng cá đánh được bằng lưới kéo đáy cao nhất là vào lúc bình minh và giữa trưa, còn lưới kéo tầng cao nhất là từ 20 đến 24 giờ đêm.

Bạc má là loại cá ăn bọt nước hoặc sứa biển, chúng ăn động vật nổi (giáp xác, cá con). Cá bạc má chủ yếu ăn động vật phù du và một thực vật phù du. Trong số động vật phù du, Oncaea chiếm 39,8%, Copepoda 11,4%, Megalopa larva 9,4% vv… Trong thực vật phù du thì tảo khuê gồm 21 giống chiếm tới 89,7%, Coscinodiscus 22,9%, Nitzschia 11,2% vv… Cường độ bắt mồi của cá cái cao hơn cá đực, cá chưa chín muồi sinh dục cao hơn cá trưởng thành.

Nhìn chung, thức ăn của cá bạc má chủ yếu là phiêu sinh vật, ấu trùng hay những loài tôm cá nhỏ, cho nên khi kiếm ăn chúng bơi theo đàn và há miếng to hết cỡ để lọc nước qua mang lấy thức ăn. Khi cá bạc má há miệng kiếm mồi trong làn nước bạc nhìn khá giống loài cá ăn thịt ''piranha''Nam Mỹ, cộng thêm việc khi cá trưởng thành, chúng thường xuất hiện ở các vịnh gần bờ, hải cảng và các bãi biển đông người. Với các yếu tố này nên làm không ít du khách tắm biển phát hoản khi nhìn thấy chúng lước nhanh trong nước.

Cá bạc má sinh trưởng rất nhanh trong năm đầu và đạt trung bình 113 mm. Từ năm thứ 2, tốc độ tăng trưởng chậm dần. Mùa sinh sản của cá bạc mà kéo dài từ cuối mùa khô (tháng ba) cho đến cuối mùa mưa (tháng mười hai) với hai đỉnh đẻ rộ vào tháng 3 – 6 và tháng 9 – 10. Chiều dài khi cá đi đẻ lần đầu dao động từ 140 mm đến 200 mm. Nhiệt độ nước biển bề mặt thích hợp cho cá đi đẻ là 26 – 17,50C và độ mặn 30 – 34 0/00.[2]